NHỮNG ĐIỀU CẤM KHI PHOTOCOPY SÁCH CÓ BẢN QUYỀN và MỨC PHẠT

Một trong những lĩnh vực có nhiều hành vi xâm phạm bản quyền nhất là vấn đề phô tô sách đã phát hành hợp pháp mà không được phép của cơ quan phát hành cũng như của tác giả cuốn sách đó. Luật sư tư vấn và giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề xâm phạm bản quyền sách, truyện, báo chí

1 Photo sách có vi phạm bản quyền tác giả không

Em đang kinh doanh photocopy có đăng ký giấy phép kinh doanh và các thủ tục cần thiết. Vài ngày trước có mấy anh bên ủy ban qua kiểm tra có nhắc nhở em không được photo các tài liệu có bản quyền của nhà xuất bản. Nhưng thường em photo tài liệu từ giáo trình của giáo viên hoặc học sinh đem lại chứ không photo từ sách ra. Bên ủy ban nói cũng không được phép photo như vậy.
Nếu vi phạm sẽ bị phạt. Xin luật sư tư vấn giúp em như vậy em có vi phạm bản quyền tác giả không?

Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Khoản 6 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

3. Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.”

Theo quy định trên thì việc photo sách là một hình thức sao chép tác phẩm. Và việc sao chép tác phẩm chỉ không phải xin phép và không phải trả tiền khi:

“Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân” và “Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu”.

Ở trường hợp của bạn thì bạn đang kinh doanh hàng photocopy có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tức là photo sách với mục đích vì lợi nhuận. Như vậy trường hợp của bạn không thuộc các trường hợp được miễn xin phép và trả tiền. Vì vậy, bạn photo sách như vậy là đã vi phạm bản quyền.

Vì vậy, việc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bạn không được photo các tài liệu có bản quyền của nhà xuất bản như vậy là đúng.

2. Có bị phạt khi vi phạm bản quyền tác giả tác phẩm truyện tranh ?

Công ty tôi có một họa sĩ thiết kế các nhân vật trong truyện tranh nhưng hiện tại thì họa sĩ đó đã nghỉ việc và sang một công ty đối thủ để làm việc và nhân viên đó đã sử dụng những hình ảnh nhân vật đã thiết kế khi làm ở công ty tôi. Họa sĩ đó có vi phạm bản quyền không?

  • Trước hết là xét đến việc công ty đã đăng ký bản quyền cho tác phẩm đó hay chưa.

Nếu công ty chưa đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm đó thì chúng ta sẽ dựa theo thoản thuận trong hợp đồng khi công ty bạn ký hợp đồng lao động với họa sĩ đó. Nếu trong hợp đồng có điều khoản nêu rõ về việc sử dụng hình ảnh do họa sĩ thiết kế là thuộc về công ty và người họa sĩ đó có quyền sử dụng hình ảnh vào việc khác hay không.

Khi Công ty đã đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm đó thì Công ty sẽ là chủ sở hữu, họa sĩ sẽ là tác giả của tác phẩm truyện tranh này. Tác giả sẽ có đầy đủ quyền nhân thân khi tác phẩm đó được sáng tạo ra và chủ sở hữu sẽ có quyền tài sản khi tác phẩm đã được đăng ký bản quyền tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3 Mức phạt vi phạm bản quyền được quy định như thế nào ?

“Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

Đây là bài viết tham khảo được copy nên mang tính chất tham khảo trong kinh doanh photocopy

bán máy photocopy giá rẻ

Máy Photocopy Toshiba e-studio 5508A

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0905 62 8285